Đối với những người mắc đái tháo đường tuýp 2, họ cần chú ý hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều đường đơn, ưu tiên tiêu thụ những thực phẩm và đồ uống mà cơ thể hấp thụ đường chậm vì chúng không gây tăng đột biến lượng đường trong máu (hay còn gọi là thực phẩm có chỉ số GI thấp). Dưới đây là một số loại thực phẩm tốt cho những người đang muốn duy trì lượng đường trong máu một cách khỏe mạnh.
Danh sách các loại thực phẩm không làm tăng đường máu nhanh sau khi ăn
1. Quả bơ

Thành phần chất béo trong quả bơ chủ yếu là nhóm axit béo không bão hòa
đơn (MUFA) – là nhóm chất béo tốt, góp phần quan trọng vào chế độ ăn uống lành mạnh của bệnh nhân đái tháo đường.
Nhóm axit béo không bão hòa đơn này còn có thể cải thiện độ nhạy insulin, giúp tăng cảm giác no và có tác dụng tốt đối với sức khỏe tim mạch và tình trạng viêm.
2. Các loại cá béo giàu omega-3

Các loại thực phẩm giàu đạm đóng vai trò quan trọng trong chế độ ăn của bệnh đái tháo đường, đặc biệt là các thực phẩm giàu đạm có nguồn gốc động vật. Chúng giúp tăng cảm giác no sau khi ăn, do đó, thay vì phải ăn một lượng lớn cơm hay bánh mì để đủ no, ta nên chú trọng vào việc ăn đủ lượng đạm mà cơ thể cần để vẫn cảm thấy no và đồng thời vẫn kiểm soát tốt lượng đường trong máu.
Cá là nguồn cung cấp chất đạm tốt, chứa ít chất béo không lành mạnh và là nguồn cung cấp axit béo omega-3 dồi dào. Các loại cá giàu omega-3 có thể kể đến như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá chim.
3. Hạnh nhân và các loại hạt khác

Các loại hạt là nguồn cung cấp chất xơ, protein thực vật, axit béo không bão hòa và các chất dinh dưỡng khác như vitamin, khoáng chất (magie, kali), chất chống oxy hóa… Chúng có chỉ số đường huyết (GI) thấp, với GI trung bình của các loại hạt là dưới 30, do đó Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến cáo rằng các loại hạt có thể có lợi cho bệnh nhân đái tháo đường.
Lựa chọn các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều, óc chó hay mắc ca cho các bữa phụ trong ngày thay vì các loại bánh ngọt hay các loại thực phẩm chứa nhiều đường là giải pháp hiệu quả đối với những bệnh nhân mắc đái tháo đường.

Sản phẩm granola siêu hạt DOC sử dụng đến 6 loại hạt khác nhau (hạnh nhân, hạt điều, óc chó vàng, óc chó đỏ, hạt bí, mắc ca), không chứa yến mạch, cũng như không chứa đường đơn, cực kỳ phù hợp để sử dụng trong chế độ ăn hằng ngày của người bệnh đái tháo đường.
4. Rau lá màu xanh đậm

Các loại rau lá xanh đậm như cải bó xôi, rau xà lách, súp lơ, rau muống, rau dền, rau đay… chứa nhiều chất xơ và các vi chất dinh dưỡng như magie và vitamin A. Đây là những chất dinh dưỡng có thể giúp làm giảm lượng đường trong máu.
Tất cả các loại rau lá xanh đều có chỉ số GI thấp. Thậm chí, trong 1 chén rau chân vịt chỉ có chỉ số tải đường (glycemic load – GL) dưới 1, gần như là không đáng kể.
* Chỉ số đường huyết (glycemic index – GI) là chỉ số dùng để chỉ khả năng làm tăng đường máu của 1 loại thực phẩm so với thực phẩm chuẩn. Trong khi chỉ số tải đường (glycemic load – GL) cho biết đường huyết sẽ tăng nhiều hay ít sau khi ăn một khẩu phần thức ăn (thực phẩm) có chứa một lượng chất bột đường nhất định.
5. Một số loại trái cây: quả cherry, việt quất và mâm xôi đen

Hầu hết các loại trái cây là loại thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn của bệnh nhân đái tháo đường, trong số đó có một vài loại trái cây có lợi ích hơn cả trong việc kiểm soát đường máu:
- Quả cherry: giàu chất hóa học anthocyanin. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng anthocyanin có thể bảo vệ ta chống lại bệnh đái tháo đường tuýp 2 và béo phì.
- Quả mâm xôi và việt quất: giàu chất chống oxy hóa và chất xơ, có chỉ số đường huyết rất thấp (GI = 5).
6. Hạt chia

Hạt chia rất giàu chất xơ, chất béo tốt, omega-3, canxi và đặc biệt là giàu chất chống oxy hóa. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn nhiều hạt chia có thể giúp giảm LDL-C (cholesterol “xấu”) và triglycerides trong máu.
Tóm lại, để hạn chế tình trạng đường máu tăng quá nhanh sau khi ăn, mọi người có thể chủ động chọn những loại thực phẩm chứa ít đường, cũng như chú ý đến tổng lượng carbohydrate và đường đơn mà họ tiêu thụ trong bữa ăn/trong ngày. Một số loại thực phẩm, ví dụ như rau lá xanh đậm, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, trứng và một số loại trái cây như quả bơ, việt quất, sẽ không làm tăng lượng đường trong máu nhiều như các loại thực phẩm khác và về lâu dài có thể giúp làm giảm mức đường huyết lúc đói. Tuy vậy, người bệnh vẫn cần chú ý tập thể dục thường xuyên, giảm cân nếu cần thiết, bên cạnh việc tuân thủ một chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ chất dinh dưỡng.
Nguồn tham khảo:
- 12 foods that won’t raise blood glucose (medicalnewstoday.com)
- Best foods that help lower and control blood sugar (medicalnewstoday.com)
DOC VIỆT NAM GIỚI THIỆU MỘT SỐ BÀI VIẾT HỮU ÍCH DÀNH CHO BẠN
Ảnh hưởng của bệnh đái tháo đường đến hệ tiêu hóa
Đái tháo đường – yếu tố nguy cơ chính của bệnh thận
Các yếu tố nguy cơ bệnh đái tháo đường và cách phòng tránh
👉Tìm hiểu về DOC tại đây: Website: https://docvietnam.vn/
👉Đăng kí theo dõi DOC trên youtube tại đây: www.youtube.com/@drquangthu
👉Like và theo dõi page của chúng tôi để cập nhập thêm những thông tin bổ ích: https://www.facebook.com/doc12tuan
👉KHÓA HỌC HORMONE TỰ THÂN: GIẢM CÂN BỀN VỮNG:https://docvietnam.vn/khoa-hoc-giam-can-ben-vung/?utm_source=docvietnam_dv
👉KHÓA HỌC BÁC SĨ GIẢI MÃ HỒI PHỤC TẬN GỐC TIỂU ĐƯỜNG:https://docvietnam.vn/khoa-hoc-bac-si-giai-ma-hoi-phuc-tan-goc-benh-tieu-duong/?utm_source=docvietnam_dv